Để giúp người dân an lòng hơn sau những vụ lừa đảo, giả danh qua di động, chính phủ Việt Nam đã cho ra đời Nghị Định 91/2020/NĐ-CP về việc phòng chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác,… Chính vì thế, các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng bằng số hotline thông thường. Họ bắt buộc phải chuyển đổi hotline sang tên định danh doanh nghiệp để bán hàng và chăm sóc khách hàng qua di động thuận tiện hơn. Trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký định danh doanh nghiệp. Mời Anh/Chị tham khảo nhé!
1. Những ngành nghề nào có thể đăng ký định danh doanh nghiệp?
Đăng ký định danh doanh nghiệp đáp ứng và phù hợp với nhiều ngành nghề, lĩnh vực như:
- Ngành Giáo dục
- Ngành Y tế
- Bất động sản
- Ngành tài chính/bảo hiểm/chứng khoán
- Lĩnh vực hành chính công
- Ngành điện nước
- Ngân hàng
- Du lịch
- Vận tải
- Thương mại điện tử
- Mobile App (Gọi xe, vận chuyển, giao hàng,…)
- Mạng xã hội
- Khu công nghiệp, khu chế xuất,…
>>> Xem thêm: Đăng Ký Định Danh – Tăng Nhận Diện Uy Tín Thương Hiệu
2. Chi phí đăng ký tên thương hiệu như thế nào?
Chi phí đăng ký định danh doanh nghiệp được quy định rõ ràng theo Thông Tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin. Cụ thể như sau:
- Phí cho lần đầu cấp: 200.000Đ
- Phí cho lần cấp lại/sửa đổi: 100.000Đ/lần
Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh sẽ nộp lệ phí qua tài khoản theo thông tin như sau:
- Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin
Số tài khoản: 3511 0 1120976 00000 (Đây là tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội, nên đây không phải ngân hàng). - Nội dung chuyển khoản: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]”, trong đó ABC là tên thương hiệu được đăng ký.
Sau khi đăng ký tên định danh, nếu bạn triển khai sử dụng dịch vụ SMS Brandname, Voice Brandname thì bạn sẽ chi trả các khoản cước theo giá nhà mạng đưa ra.

3. Đặt tên thương hiệu có theo quy tắc gì không?
Brandname khi đăng ký cần tuân thủ quy tắc chung như sau:
- Tối đa 11 ký tự bao gồm (-) (_) (.) và khoảng trắng;
- Không phân biệt chữ hoa, chữ thường;
- Không sử dụng các ký tự đặc biệt như @$%^&,…;
- Hạn chế khai báo ký tự số ngay đầu (Nguy cơ gửi tin sẽ bị lỗi hiển thị @#%^^);
- Không khai báo tên có từ nhạy cảm (Xổ số, game,…)
4. Thủ tục đăng ký tên định danh bao gồm mấy bước?
Thủ tục đăng ký Brandname bao gồm 5 bước, cụ thể quy trình như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tuyến
Các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ bản mềm qua địa chỉ website: dichvucong.mic.gov.vn.
Bước 2: Nộp hồ sơ bản cứng qua dịch vụ bưu chính
Sau khi đã nộp bản mềm, các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh sẽ tiếp tục nộp hồ sơ bản cứng (bản giấy) về Cục An toàn thông tin qua bưu điện.
Khi nhận được, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu thông tin giữa bản cứng và bản mềm trên hệ thống. Cuối cùng, nếu dữ liệu khớp với nhau, họ mới trả về kết quả.
Bước 3: Trả kết quả và thông báo lệ phí
Sau khi xét duyệt thông tin, nhận đầy đủ hồ sơ, Cục An toàn thông tin sẽ trả kết quả và hướng dẫn doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh đóng lệ phí dịch vụ thông qua cổng website trực tuyến.
Bước 4: Tiến hành nộp lệ phí
Các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh tiến hành nộp các khoản lệ phí đăng ký Brandname, phí duy trì Brandname theo như yêu cầu.
Bước 5: Chứng nhận đăng ký tên thương hiệu
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký Brandname thông qua email đã khai báo trong hồ sơ.
>>> Xem thêm: Bí quyết đăng ký tên định danh đơn giản chi tiết

5. Cách tra cứu thông tin của tên định danh
Để tra cứu thông tin Brandname (Chưa hoặc đã đăng ký), có 2 cách:
- Cách 1: Soạn tin nhắn với cú pháp: TIM [ten dinh danh can tra cuu] gửi 5656.
- Cách 2: Truy cập vào địa chỉ https://chongthurac.vn/tra-cuu-ten-dinh-danh-2/ để tra cứu thông tin.
6. Những giấy tờ quan trọng khi đăng ký Brandname
Để đăng ký, doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ như sau:
- Bản khai báo thông tin đăng ký tên thương hiệu theo Mẫu, phụ lục ban hành kèm theo Nghị Định 91/2020/NĐ-CP;
- Một số giấy tờ liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, tên định danh (Nếu có);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
7. Giấy chứng nhận Brandname có hiệu lực bao lâu?
Theo thông tin chính thức, giấy chứng nhận Brandname có thời hạn trong 03 năm. Bên cạnh đó, người đăng ký có thể gia hạn sử dụng lại nhiều lần.
Để gia hạn, các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh cần gửi bản khai báo tên định danh kèm theo những thông tin cần cập nhật lại theo Mẫu, phụ lục ban hành kèm theo Nghị Định 91/2020/NĐ-CP trước ngày hết hạn tối thiểu 15 ngày.
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng Ký Định Danh Cho Doanh Nghiệp Một Cách Đơn Giản
8. Các trường hợp sau sẽ bị thu hồi tên thương hiệu
Brandname được đăng ký sẽ buộc bị thu hồi nếu các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh vi phạm những điều lệ dưới đây:
- Sử dụng Brandname để gửi tin rác, cuộc gọi rác, kinh doanh dịch vụ vi phạm pháp luật;
- Chậm trễ trong việc đóng phí duy trì Brandname quá thời hạn 30 ngày;
- Brandname đã hết hạn sử dụng và không được đăng ký gia hạn lại;
- Các doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh đề nghị thu hồi;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi.
Việc thu hồi Brandname sẽ được Cục An toàn thông tin gửi thông báo qua email hoặc tin nhắn. Đồng thời công khai trên Cổng thông tin điện tử: www.ais.gov.vn.
Lời kết
Anh/Chị có thể tham khảo về dịch vụ Voice Brandname của chúng tôi thông qua:
- Website: dangkydinhdanh.com
- Hotline: 0901 888 484
- Trụ sở chính: 140 – 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh tại Hà Nội: 85-87 Đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy (Tòa nhà An Hưng)
- Chi Nhánh tại Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh